Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang. 

Từ tháng 3 tới nay khoa Da liễu đã khám và điều trị cho gần 100 bệnh nhân viêm da tiếp xúc trong đó có hơn một nửa trường hợp là viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.

Kiến ba khoang còn được gọi là kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít. Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc, dài khoảng 1cm, có hai màu đỏ và đen, có 2 đôi cánh; thường sống ở vùng đất ẩm, ven hồ hoặc bờ ruộng, thức ăn chính của nó là con côn trùng.

 

Kiến ba khoang có thể tồn tại ở tất cả các tháng trong năm, tuy nhiên có 2 mùa bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình nhiều nhất là tháng 3-4 và tháng 10. Đây là thời điểm mùa mưa và trùng với mùa gặt.

Đặc điểm của kiến khoang là chúng không đốt. Trong cơ thể kiến khoang có chất tiết tên là pederin rất độc, nhiều nghiên cứu cho biết chất độc này mạnh gấp 10-15 lần nọc độc của rắn hổ. Độ gây bỏng mạnh gấp 100-150 lần axít sunfuric đậm đặc, vì thế khi tiếp xúc vào da có thể gây bỏng.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là một phản ứng cấp tính của da với độc tố của kiến ba khoang có tên là pederin. Với triệu chứng:

- Sau khi tiếp xúc người bệnh thấy hơi ngứa rát, căng da, kèm theo đỏ một vùng da.

- Sau 6-12 giờ tổn thương da đỏ phù nề thành vệt,  trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều, nặng hơn có thể hình thành mụn mủ, bọng mủ kèm theo loét, hoại tử da.

- Trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ với chất pederin do kiến tiết ra.

- Một số trường hợp được chẩn đoán nhầm với bệnh zona,  herpes.

Từ tháng 3 tới nay khoa Da liễu đã khám và điều trị cho gần 100 bệnh nhân viêm da tiếp xúc trong đó có hơn một nửa trường hợp là viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.

 

Các bác sỹ khuyến cáo tới người dân:

- Khi phát hiện kiến ba khoang cần bình tĩnh để thổi nhẹ hoặc hất chúng bay đi, tránh bắt giết, chà xát.

- Ngay sau khi tiếp xúc hay nghi ngờ tiếp xúc, cần rửa tổn thương với nhiều nước sạch hoặc nước muối sinh lý 0.9%.

- Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi và điều trị, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa.  Để được khám, điều trị đúng cách, người bệnh nên đến khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.

- Các biện pháp phòng tránh kịp thời:

+ Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, phát quang cây cối, bụi rậm.

+ Nếu phát hiện khu vực sinh sống có kiến ba khoang, cần hạn chế mở cửa, hạn chế sử dụng nhiều bóng đèn điện trong trường hợp không cần thiết, có thể sử dụng lưới chống côn trùng.

+ Trước khi sử dụng quần áo, khăn mặt, chăn màn … cần có thói quen kiểm tra kỹ, giũ sạch.

BS.CKII.Bùi Thị Hằng Hoa (Trưởng khoa Da liễu)

 

 

 

 

 

 

 

195 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập