Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết. 

Trước nguy cơ lan rộng của dịch sốt xuất huyết, 10 nước thành viên ASEAN và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thống nhất lấy ngày 15/6 hàng năm là “Ngày ASEAN phòng, chống Sốt xuất huyết” nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng và vận động các nguồn lực để kiểm soát căn bệnh này.

Sốt xuất huyết (SXH) có tác động đáng kể đến sức khỏe, nền kinh tế và toàn xã hội. Trước nguy cơ lan rộng của dịch sốt xuất huyết, 10 nước thành viên ASEAN và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thống nhất lấy ngày 15/6 hàng năm là “Ngày ASEAN phòng, chống Sốt xuất huyết” nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng và vận động các nguồn lực để kiểm soát căn bệnh này.

Theo Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, mỗi năm cả nước ghi nhân hơn 100.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, từ đầu năm 2024 cho đến nay ghi nhận khoảng 22.000 trường hợp mắc.

Hiện đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch, dự báo số mắc có xu hướng gia tăng nên công tác chủ động triển khai các biện pháp chủ động khống chế kịp thời không để bệnh bùng phát, giảm tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh là rất quan trọng.

Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm do vi-rút Dengue gây ra. Bệnh truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm vi rút Dengue. Mặc dù nhiều trường hợp mắc bệnh nhẹ nhưng đôi khi bệnh diễn tiến nghiêm trọng thậm chí gây tử vong. Việc phòng chống SXH phụ thuộc vào kiểm soát véc-tơ (vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn).

Việc phòng chống bệnh là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó cần thực hiện các nội dung theo Cục Y tế dự phòng:

*Đối với các đơn vị y tế:

1. Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các ổ dịch xuất hiện trên địa bàn, tổ chức xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài.

2. Tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt lăng quăng (bọ gậy), xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng. Tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị tại tất cả các tuyến.

3. Thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và thực hiện tốt vệ sinh môi trường không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế.

4. Thực hiện rà soát, đảm bảo hậu cần, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực... phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

* Đối với người dân: Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng chống sốt xuất huyết. Hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng:

1. Chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt.

2. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...

3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.

4. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Tổ truyền thông

 

111 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập